Công tác đắp đê, đập ngăn lũ:
Ban chỉ huy phòng chống thiên tai xã Phú Cát trực tiếp chỉ đạo và tham gia công tác ngăn nước lũ tại đê Phú Bàn.
Công tác di dời tài sản và con người:
Đoàn Thanh niên xã và bộ đội tham gia di dời tài sản cho người dân lên vị trí cao tránh ngập úng
Hiện tại, mưa đã dừng tuy nhiên mực nước vẫn đang có nguy cơ dâng cao, do đó, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai xã Phú Cát xây dựng phương án di dời nhân dân ra khỏi vùng ngập yêu cầu các đơn vị liên quan thực hiện các nội dung sau:
1. Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã:
- Thường xuyên theo dõi tình hình, diễn biến của hoàn lưu sau bão cơn bão và các chỉ đạo, hướng dẫn của xã, huyện; kịp thời thông tin cảnh báo đến người dân để chủ động phòng tránh, ứng phó. Rà soát, sắn sàng triển khai các phương án, kế hoạch PCTT&TKCN theo phương châm "4 tại chỗ", nhằm chủ động ứng phó với mọi diễn biến của hoàn lưu cơn bão; đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và người dân.
- Tổ chức kiểm tra an toàn hệ thống đê điều, thủy lợi, cơ sở hạ tầng, công trình tiêu thoát nước, các khu dân cư; đặc biệt là các điểm xung yếu, các công trình đang thi công, các khu vực ven sông, suối …để kịp thời phát hiện các nguy cơ có thể sảy ra. Kiên quyết di rời hoặc có phương án đảm bảo an toàn, chủ động ứng phó, sơ tán khi có tình hướng xấu.
2. Ban quản trị HTX nông nghiệp Phú Cát:
- Chủ động vận hành tiêu úng để hạn chế tình trạng ngập ứng tại các khu dân cư, tăng cường công tác kiểm tra hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn.
- Báo cáo tình hình vận hành bơm tiêu về ban chỉ huy PCTT xã.
3. Các ông trưởng thôn:
- Thường xuyên theo dõi tình hình, diễn biến của hoàn lưu sau cơn bão và các chỉ đạo, hưỡng dẫn của xã, huyện; kịp thời thông tin cảnh báo đến người dân để chủ động phòng tránh, ứng phó. Rà soát, sắn sàng triển khai các phương án, kế hoạch PCTT&TKCN theo phương châm "4 tại chỗ", nhằm chủ động ứng phó với mọi diễn biến của cơn bão; đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và người dân.
- Kịp thời báo cáo Ban chỉ huy PCTT xã các sự cố có thể sảy ra trên địa bàn thôn.
- Tuyên truyền vận động nhân dân di dời các tài sản có giá trị về nơi an toàn và đảm bảo tính mạng.
4. Các thành viên Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã:
- Theo chức năng nhiệm vụ được giao và phân công địa bàn phụ trách, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các thôn, đơn vị triển khai thực hiện có hiệu quả nhất các phương án phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn theo quy định, kịp thời nắm bắt tình hình, báo cáo ban Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã.
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công để chuẩn bị sẵn sàng hỗ trợ di rời nhân dân và tài sản về nơi an toàn.
- Chuẩn bị đồ ăn, nước uống và các nhu yếu phẩm cần thiết cho nhân dân khi di dời về nơi an toàn.
5. Đài truyền thanh xã:
- Thường xuyên cập nhật diễn biến hoàn lưu sau cơn bão số 3, tình hình mưa lũ, tăng cường thời lượng phát sóng, thông báo kịp thời các thông tin trên hệ thống truyền thanh xã để nhân dân biết và chủ động phòng tránh.
6. Dự kiến số hộ và nhân khẩu phải di dời:
Dự kiến 300 hộ, 1200 nhân khẩu tại thôn 2, một số hộ thôn 3, thôn 4.
7. Địa điểm di dời:
Trung tâm văn hóa thể thao xã, nhà văn hóa thôn 3, trụ sở Ban chỉ huy quân sự, Công an xã (cũ).
8. Lực lượng tham gia hỗ trợ di dời:
Huy động lực lượng công an, dân quân và quân sự xã, tiểu ban PCTT&TKCN xã và các lực lượng bộ đội đóng quân trên địa bàn hỗ trợ nhân dân di dời về trung tâm văn hóa thể thao xã, nhà văn hóa thôn 3, trụ sở Ban chỉ huy quân sự, Công an xã (cũ), đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.
9. Giao cho bộ phận kế toán chuẩn bị nguồn kinh phí và các nhu yếu phẩm cần thiết phục vụ nhân dân để chuẩn bị phương án di dời nhân dân về trung tâm văn hóa thể thao xã, nhà văn hóa thôn 3, trụ sở Ban chỉ huy quân sự, Công an xã (cũ).
10. Thường trực nghiêm túc và theo dõi mọi thông tin về hoàn lưu cơn bão để kịp thời xử lý các tình huống xảy ra. Tổ chức trực 24/24h, theo dõi tổng hợp số liệu về Ban chỉ huy PCTT xã qua bộ phận địa chính./.